Buổi phát trực tiếp tập số 2 trong khuôn khổ chiến dịch Vaccine Số - "Con an toàn cha mẹ ở ngay đây!" vào 20:00 tối chủ nhật, ngày 14/11 trên kênh TikTok LIVE Việt Nam, Fanpage TikTok Việt Nam, Fanpage MSD Việt Nam và Fanpage Lan tỏa yêu thương thu hút những phản hồi chất lượng từ đông đảo người xem.
Các khách mời gồm Giám đốc chương trình, Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững – bà Trần Vân Anh; Đại diện TikTok Việt Nam – ông Nguyễn Lâm Thanh; Nhà sáng tạo nội dung TikTok – anh Nguyễn Minh Hải và bé An Nhiên (Ba và Bối) đã cùng thảo luận về rào cản giữa phụ huynh và con cái trên không gian mạng, cũng như cách để đồng hành cùng thanh thiếu niên sống số an toàn.
Cái khó của phụ huynh khi cùng con sống số
Sau khi khởi động cùng trò chơi, những khách mời – những người thuộc tuýp "bạn của con" cũng "giật mình" vì chưa thể để tâm 100% tới con cái trong một vài tình huống trên không gian mạng. Dù thường xuyên đồng hành cùng con khi sử dụng Internet nhưng anh Hải – Nhà sáng tạo nội dung TikTok cũng có lúc "bối rối" trước các câu hỏi của con gái: "Tôi với con gái không gặp quá nhiều trở ngại khi trò chuyện. Tôi thường xuyên dành thời gian để lắng nghe con, cũng như cố gắng cập nhật thông tin, trào lưu để nắm được tình hình chung. Vậy mà có những lúc tôi vẫn giật mình vì con chia sẻ những điều mình chưa biết".
Ông Nguyễn Lâm Thanh và bà Trần Vân Anh thảo luận về khái niệm thông tin sai lệch
Khoảng cách thế hệ – giữa bố mẹ và con cái – không phải là mới nhưng đang trở nên đáng chú ý trong thời đại số. Đôi khi, việc phụ huynh cố gắng ‘hiểu’ con mình bằng cách giám sát và theo dõi cũng đủ đẩy hai thế hệ xa nhau thêm một chút. Bà Trần Vân Anh – Giám đốc chương trình, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững cho rằng "Nhưng những lúc gặp tình trạng như vậy, với tư cách là người lớn, nhận thức rõ đúng sai, chúng ta vẫn nên đưa ra được những lời khuyên con cần. Đó vừa là cái khó, nhưng cũng là cái khéo của cha mẹ. Thay vì cấm cản vì không biết, hy vọng phụ huynh lắng nghe và khuyên nhủ con nhiều hơn để tránh tình trạng con học theo tin sai lệch, những nguồn thông tin ảnh hưởng đến bảo mật, tâm lý… Chúng ta chẳng thể biết khi nào những thứ tiêu cực ập đến".
Tiếp lời bà Trần Vân Anh, Đại diện TikTok Việt Nam – ông Nguyễn Lâm Thanh làm rõ hơn về khái niệm tin giả, tin sai lệch: "Thông tin sai lệch là bất kỳ loại thông tin nào không chính xác hoặc gây hiểu lầm có thể xác minh được nhưng được tạo hoặc chia sẻ với mục đích đánh lừa mọi người. Mặt khác, thông tin sai lệch được tạo ra và lan truyền để đưa tin sai lệch và đạt được một mục tiêu nhất định". Cũng theo ông Lâm Thanh, tin giả, tin sai lệch ngày nay có thể bắt gặp qua nhiều hình thức thể hiện từ câu chữ, hình ảnh, video; chủ yếu liên quan đến nội dung gây hiểu lầm, giải trí không lành mạnh, tiếp thị ẩn, nói xấu…
Không đơn thuần mang tới những kiến thức, quan niệm lệch lạc cho con trẻ mà thông tin độc hại còn có thể gây tổn hại trực tiếp hoặc tiềm tàng nguy cơ gây tổn hại tới thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm, sự riêng tư, hay sự phát triển của trẻ em. Bà Vân Anh cho biết những nội dung tiêu cực đang "trôi nổi" trên Internet ngày một nhiều hơn như những video bạo lực, thông tin 18+, các trào lưu độc hại dẫn đến tổn thương tâm lý hay hành vi tự hại… "Bởi vậy, việc các phụ huynh lo sợ, cấm cản thanh thiếu niên và trẻ em sử dụng Internet là có thể thông cảm phần nào. Nhưng chưa phải cách tối ưu".
Cách đồng hành cùng con trên môi trường trực tuyến
Từ chia sẻ của bà Vân Anh và các khách mời đều đồng tình với tính cấp thiết của việc cha mẹ và con cái xây dựng được mối quan hệ tốt trên các nền tảng trực tuyến. Lên mạng là xu hướng tất yếu của thanh thiếu niên trong thời đại số, nên đôi khi việc cấm đoán có thể trở nên phản tác dụng. "Thấu hiểu" và "đồng hành" mới là những từ khoá mà các ông bố bà mẹ thời 4.0 cần lưu tâm để trở thành người bạn của con trên mạng.
Bà Vân Anh chia sẻ chiếc chìa khóa để trở thành người bạn của con trẻ trên không gian mạng
Bỏ túi hàng chục video triệu view, xây dựng được tài khoản TikTok 7,8 triệu lượt theo dõi cùng con gái, anh Minh Hải cho biết, tham gia TikTok chính là cách để anh thấu hiểu và đồng hành cùng con trên thế giới số: "Có thử mới biết trên TikTok có đủ thể loại nội dung thú vị, bổ ích cho con gái và chính bản thân tôi. Thay vì nơm nớp lo sợ, các phụ huynh hãy bắt đầu sớm: Bắt đầu tập dùng mạng xã hội cùng con, bắt đầu lắng nghe và trò chuyện với con, bắt đầu tham gia một số trào lưu vui nhộn khi rảnh nữa… Dần dà, phụ huynh vừa có thể hỗ trợ con cái an toàn sống số, vừa thắt chặt tình cảm gia đình".
Là nền tảng được thanh thiếu niên yêu thích, TikTok có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo môi trường sống số an toàn, lành mạnh để phụ huynh đồng hành cùng con em. Ông Nguyễn Lâm Thanh, Đại diện TikTok Việt Nam chia sẻ: "Nhằm ngăn chặn những nguồn tin sai lệch, độc hại, TikTok liên tục cải tiến công nghệ kiểm duyệt nội dung và huấn luyện đội ngũ kiểm duyệt để sàng lọc nội dung trên nền tảng. TikTok cũng trao quyền cho người dùng để báo cáo các hành vi họ cho là vi phạm, Cài đặt tài khoản riêng tư, thiết lập Bộ lọc Bình luận, Quản lý thời gian truy cập…
Không chỉ vậy, với sự ra mắt sắp tới đây của bộ cẩm nang Family Safety Toolkit – Bộ công cụ An toàn cho Gia đình, TikTok hy vọng phụ huynh sẽ có thêm kinh nghiệm và kỹ năng xử lý khi kết nối với con trên nền tảng. Cùng với đó, sự tham gia của các đơn vị báo chí, truyền thông chính thống giúp cung cấp các thông tin khách quan, chuẩn xác sẽ góp phần tạo ra môi trường văn minh, an toàn cho phụ huynh và thanh thiếu niên".
Không đơn thuần mang tới những kiến thức, quan niệm lệch lạc cho con trẻ mà thông tin độc hại còn có thể gây tổn hại trực tiếp hoặc tiềm tàng nguy cơ gây tổn hại tới thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm, sự riêng tư, hay sự phát triển của trẻ em. Bà Vân Anh cho biết những nội dung tiêu cực đang "trôi nổi" trên Internet ngày một nhiều hơn như những video bạo lực, thông tin 18+, các trào lưu độc hại dẫn đến tổn thương tâm lý hay hành vi tự hại… "Bởi vậy, việc các phụ huynh lo sợ, cấm cản thanh thiếu niên và trẻ em sử dụng Internet là có thể thông cảm phần nào. Nhưng chưa phải cách tối ưu".
Cách đồng hành cùng con trên môi trường trực tuyến
Từ chia sẻ của bà Vân Anh và các khách mời đều đồng tình với tính cấp thiết của việc cha mẹ và con cái xây dựng được mối quan hệ tốt trên các nền tảng trực tuyến. Lên mạng là xu hướng tất yếu của thanh thiếu niên trong thời đại số, nên đôi khi việc cấm đoán có thể trở nên phản tác dụng. "Thấu hiểu" và "đồng hành" mới là những từ khoá mà các ông bố bà mẹ thời 4.0 cần lưu tâm để trở thành người bạn của con trên mạng.
Các khách mời kết nối và trao đổi với nhau trong Buổi phát trực tiếp số 2
Bỏ túi hàng chục video triệu view, xây dựng được tài khoản TikTok 7,8 triệu lượt theo dõi cùng con gái, anh Minh Hải cho biết, tham gia TikTok chính là cách để anh thấu hiểu và đồng hành cùng con trên thế giới số: "Có thử mới biết trên TikTok có đủ thể loại nội dung thú vị, bổ ích cho con gái và chính bản thân tôi. Thay vì nơm nớp lo sợ, các phụ huynh hãy bắt đầu sớm: Bắt đầu tập dùng mạng xã hội cùng con, bắt đầu lắng nghe và trò chuyện với con, bắt đầu tham gia một số trào lưu vui nhộn khi rảnh nữa… Dần dà, phụ huynh vừa có thể hỗ trợ con cái an toàn sống số, vừa thắt chặt tình cảm gia đình".
Là nền tảng được thanh thiếu niên yêu thích, TikTok có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo môi trường sống số an toàn, lành mạnh để phụ huynh đồng hành cùng con em. Ông Nguyễn Lâm Thanh, Đại diện TikTok Việt Nam chia sẻ: "Nhằm ngăn chặn những nguồn tin sai lệch, độc hại, TikTok liên tục cải tiến công nghệ kiểm duyệt nội dung và huấn luyện đội ngũ kiểm duyệt để sàng lọc nội dung trên nền tảng. TikTok cũng trao quyền cho người dùng để báo cáo các hành vi họ cho là vi phạm, Cài đặt tài khoản riêng tư, thiết lập Bộ lọc Bình luận, Quản lý thời gian truy cập…
Không chỉ vậy, với sự ra mắt sắp tới đây của bộ cẩm nang Family Safety Toolkit – Bộ công cụ An toàn cho Gia đình, TikTok hy vọng phụ huynh sẽ có thêm kinh nghiệm và kỹ năng xử lý khi kết nối với con trên nền tảng. Cùng với đó, sự tham gia của các đơn vị báo chí, truyền thông chính thống giúp cung cấp các thông tin khách quan, chuẩn xác sẽ góp phần tạo ra môi trường văn minh, an toàn cho phụ huynh và thanh thiếu niên".
Tổng kết lại buổi trò chuyện, bà Vân Anh nhấn mạnh: "Không nên ‘lên gân’, mà với con trẻ, sự ân cần nhưng vẫn nghiêm túc của cha mẹ sẽ là thái độ tốt nhất để trở thành người bạn đồng hành cùng con. Để làm được điều đó, phụ huynh nên chủ động trò chuyện với con về việc phân biệt tin tốt – tin độc hại, dặn các con không nên chia sẻ dữ liệu cá nhân cho bất kỳ ai, để mắt và xây dựng quy ước với con về các nội dung có thể truy cập… Hãy luôn nhớ, cha mẹ làm những việc đó trên tư cách là một người bạn, thậm chí có thể kết bạn trên các nền tảng cùng con. Khi được góp ý, nhắc nhở từ góc độ bạn bè, con cái sẽ dễ mở lòng lắng nghe, tâm sự hơn là phải tiếp thu những yêu cầu hà khắc, cấm đoán…".
Trẻ em và thanh thiếu niên là đối tượng đang phát triển, dễ tiếp cận Internet nhưng đồng thời cũng dễ bị tổn thương, xâm hại trên môi trường này với vô số rủi ro. Vậy nên các em rất cần sự hỗ trợ, chủ động giúp đỡ từ ba mẹ, người lớn trong gia đình – giúp các em trang bị thêm kiến thức và kĩ năng để có thể bảo vệ bản thân cũng giữ an toàn cho những người xung quanh. Từ đó cho thấy tính cấp thiết của những buổi chia sẻ, nâng cao nhận thức cộng đồng như "Con an toàn cha mẹ ở ngay đây!" thuộc chiến dịch Vaccine Số của TikTok để hỗ trợ bậc làm cha mẹ trên con đường cùng con sống số an toàn.
Buổi phát trực tiếp tập cuối cùng của chiến dịch Vaccine Số với chủ đề "Để giáo viên là người bạn lớn của trẻ" sẽ được phát sóng vào 20:00 ngày 20/11 trên kênh TikTok LIVE, Fanpage TikTok Việt Nam, Fanpage MSD Việt Nam và Fanpage Lan Tỏa Yêu Thương. Mời các bạn cùng theo dõi!
Linh An