Nhiều người cho rằng ăn nhiều cơm trắng chính là nguyên nhân gây tăng cân, dẫn tới béo phì, tăng đường huyết. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy.
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm – trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, không phải cứ ăn cơm là tăng cân. Nguyên nhân tăng cân đến từ việc cơ thể ít vận động mà khả năng tiêu hóa lại tốt.
Vị chuyên gia phân tích, khẩu phần ăn hàng ngày của một người gồm 12-15% chất đạm, 25% chất béo còn lại là đường bột. Như vậy, đường bột là năng lượng chính của bữa ăn.
Đường bột không chỉ có trong cơm mà còn đến từ nhiều thực phẩm khác như trái cây, bánh kẹo… Đường bột dễ hấp thụ, khi nạp vào cơ thể quá nhiều, chúng sẽ được chuyển hóa thành mỡ, gây tăng cân, béo phì. Nhiều người giảm ăn cơm nhưng lại chăm ăn vặt, đặc biệt là các món chứa nhiều đường thì vẫn bị tăng cân.
Hạn chế các chất đường bột nói chung
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh cho biết, để giảm cân mọi người không chỉ cần giảm mỗi cơm mà nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu đường bột như bánh kẹo, bún, phở… Nên thay thế bằng ngô, khoai sắn bởi chúng có năng lượng thấp hơn, tạo cảm giác nhanh no. Bạn chỉ nên giảm ăn cơm, tinh bộ chứ không được bỏ hoàn toàn vì nó có thể gây ra rối loạn chuyển hóa.
Trước khi ăn nên uống nước hoặc nước canh. Nước sẽ giúp hòa loãng dịch vị dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn.
Không ăn cơm vào tối muộn
Ăn cơm vào tối muộn sẽ làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa, gây tích trữ mỡ thừa. Để giảm cân, bạn có thể không ăn cơm vào buổi tối mà thay vào đó là các món dễ tiêu hóa như đồ luộc, salad. Thời gian lý tưởng nhất để ăn tối là khoảng 18-19h.
Nên vận động sau khi ăn cơm
Sau khi ăn cơm, bạn không nên ngồi một chỗ hoặc đi ngủ ngay vì nó sẽ khiến calo không thể tiêu hao và làm tích tụ mỡ thừa. Vì vậy, sau khi ăn, chị em nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút để thức ăn được tiêu hóa hết rồi bắt đầu các bài tập nhẹ nhàng để cơ thể được thư giãn, tiêu hao năng lượng từ cơm.
Bách Nguyên (Theo phunutoday)